close
Sức khỏe

Mẹo chữa bệnh đơn giản với củ ba kích tím

Ba kích là cây thuộc họ dây leo, có thân quấn, sống lâu năm. Trong các bài thuốc Đông y, ba kích được coi là loại dược liệu quý, có tác dụng quan trọng trong một số phương thuốc. Có 2 loại ba kích thường gặp là ba kích tím và ba kích vàng, trong đó ba kích tím được cho là có dược tính và tác dụng chữa bệnh tốt hơn.

Ba kích là giống cây leo, thân non màu tím, có lông, phía sau thân nhẵn. Cành ba kích tím non, có cạnh, lá cây hình mác hoặc bầu dục, mọc đối xứng với nhau. Lá ba kích tím có dáng thuôn nhọn, khá cứng. Khi còn non, lá màu xanh lục, khi già lá chuyển sang màu trắng, ôm sát lấy thân cây.

Củ ba kích tím

Cây ba kích tím

Cây ba kích tím có hoa nhỏ, khi mới rahoa màu trắng, về sau chuyển thành hơi vàng, tập trung thành những tán hoa ở đầu cành. Đai hoa ba kích tím thường hình chén hoặc hình ống, lá đâì nhỏ, không đều nhau mà chiếc lớn chiếc nhỏ. Tràng hoa dính liền với phần đài hoa thành một ống ngắn, quả ba kích hình cầu, khi chín có màu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh quả.

Bộ phận dùng làm thuốc của ba kích tím là rễ. Thông thường, rễ dùng làm thuốc là loại đã phơi khô, cắt thành từng đoạn ngắn đường kính khoảng 0.5cm. Khi dào ba kích về, cắt bỏ cố rễ và rễ con, chỉ giữ lại phần rễ có đường kính lớn hơn 5mm. Đem phần rễ thu được phơi nắng cho héo rồi dùng chày gỗ đập nhẹ cho phần thịt bẹp xuống nhưng không được để dập nát rồi tiếp tục phơi khô hoặc đem sấy. Khi đã khô, phần thịt ba kích sẽ biến thành màu tím hoặc hồng tím, có nhiều chỗ đứt sâu để lộ lõi gỗ nhỏ bên trong, đem cắt thành từng đoạn ngắn khoảng 10cm.

Củ ba kích tím

Rễ ba kích tím tươi

Cũng có thể đem ba kích đào về rửa sạch, cho vào hấp rồi rút lõi là có thể dùng được. Cách làm này giúp rút lõi ba kích một cách dễ dàng mà không làm mất thẩm mỹ của những đoạn ba kích khi sử dụng, đặc biệt có thể loại bỏ được phần độc tố có sẵn trong rễ cây ba kích.

Củ ba kích tím

Ba kích khô rút lõi

Trong rễ ba kích kím có chứa nhiều loại axit hữu cơ, đường, nhựa, phytosteron, anthraglucoside và tinh dầu, có tác dụng trong việc làm ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, trừ phong thấp. Ba kích tím cũng được sử dụng như một phương thuốc làm hạ huyết áp, tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống viêm, tiêu sưng. Tuy nhiên, những người âm hư hỏa vượng, hay sốt nhẹ về chiều thì không nên sử dụng ba kích.

Củ ba kích tím

Cây ba kích rừng

Có một số bài thuốc từ ba kích tím có hiệu quả đặc biệt có thể dùng như sau:

Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc, củ mài núi khô tán thành bột mịn, hòa với mật ong để uống. Một ngày uống 2-3 lần.

Ba kích, cốt toái bổ, đảng sâm, nhục thung dung, long cốt, ngũ vị tử trộn với mật ong. Ngày uống 2- 3 lần.

Hai bài thuốc này chữa thận hư, xuất tinh sớm ở nam giới, khó thụ tai ở nữ giới.

Muốn chữa suy nhược, gầy còm hoặc béo bệu, kém ăn, kém ngủ, chân tay đau nhức, huyết áp cao có thể dùng ba kích, hà thủ ô trắng chế đậu đen, ngưu tất, lá dâu non, vừng đen, rau má thìa, mật ong chế hoàn mềm, dùng uống 3 lần/hoàn.

Dùng ba kích, đỗ trọng bắc tẩm muối sao, nhục thung dung, thỏ ty tử, tỳ giải, hươu bao tử làm hoàn cứng, uống 3 lần/ngày có thể chữa gân xương yếu, lưng, đầu gối đau buốt.

Ba kích tím cũng có thể dùng để ngâm rượu chữa một số loại bệnh và dùng uống hằng ngày để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chức năng cơ thể.

Ba kích tím thường mọc hoang ở vùng đồi núi trung du, đây là laoij có dược tính tốt nhất. Ngoài ra, ngày nay nhều nơi đã trồng ba kích để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sử dụng. Ba kích là loài thảo dược hữu hiệu nên có trong tủ của mỗi gia đình để sử dụng mỗi khi cần thiết.

Tags : Ba kíchBa kích tím