close
Sức khỏe

Mẹo chữa trào ngược dạ dày đơn giản, hiệu quả tại nhà

Trào ngược dạ dày là một chứng bệnh phổ biến, không chỉ xảy ra ở người lớn mà trẻ em cũng có thể gặp. Đây là bệnh lý khó chữa dứt điểm nhưng bạn có thể làm giảm các triệu chứng bằng một số cách trị trào ngược dạ dày tại nhà.

mẹo chữa trào ngược dạ dày

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày có nhiều nguyên nhân gây ra. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

  • Thực quản có vấn đề: Các cơ dưới thực quản sẽ mở ra khi ta nuốt thức ăn và đóng lại ngay lập tức để ngăn các dịch dạ dày trào trở lại. Tuy nhiên, khi thực quản bị tổn thương sẽ khiến chức năng của chúng bị suy giảm
  • Cơ hoành có vấn đề: Cơ hoành là phần ngăn cách giữa bụng và ngực. Khi cơ hoành đóng lại, nó sẽ gây áp lực lên cơ vòng thực quản dưới. Nếu cơ hoành gặp vấn đề sẽ không thể thống nhất với cơ thực quản khiến axit trào ngược lên
  • Thức ăn chưa tiêu hóa hết: Thức ăn chưa tiêu hóa hết tồn đọng trong dạ dày có thể là nguyên nhân gây ra chứng trào ngược dạ dày. Ngoài ra, các bệnh lý như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày cũng có thể gây ra tình trạng này
  • Do vùng bụng bị tác động mạnh: Các vấn đề như ho mãn tính, hắt hơi hoặc khi gập bụng có thể gây áp lực lên vùng bụng. Đây là nguyên nhân làm tích tụ axit trong dạ dày.

Điều trị trào ngược dạ dày tại nhà bằng phương pháp dân gian

Những mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà sau đã được nhiều người áp dụng và cải thiện hiệu quả những triệu chứng bệnh. Hãy cùng tìm hiểu và lựa chọn áp dụng phương pháp phù hợp:

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ tươi

Trong thành phần của nghệ tươi có chứa hoạt chất Curcumin có tác dụng tốt trong việc kiểm soát viêm nhiễm, ngăn chặn tình trạng viêm loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thực hiện cách chữa bằng nghệ tươi theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ nghệ tươi, 1 thìa mật ong
  • Nghệ tươi cạo vỏ, rửa sạch và để ráo
  • Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc bỏ vào cối giã
  • Cho thêm 1 thìa mật ong, 100ml nước ấm vào khuấy đều với nghệ đã giã
  • Dùng đều đặn trước bữa ăn.
mẹo chữa trào ngược dạ dày

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi và mật ong

Không chỉ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tỏi và mật ong đều có nhiều hoạt chất giúp bảo vệ và đẩy lùi các vi khuẩn tấn công gây bệnh dạ dày. Cách chữa bằng tỏi và mật ong như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 500g tỏi, 300ml mật ong nguyên chất
  • Bóc sạch vỏ tỏi, đập dập
  • Cho tỏi vào một bình đựng thủy tinh cỡ vừa sau đó đổ mật ong đã chuẩn bị lên trên
  • Đậy kín nắp và để khoảng 3 tuần có thể sử dụng
  • Mỗi ngày nên dùng từ 2-3 tép tỏi ngâm mật ong trước hoặc sau bữa ăn
  • Sử dụng liên tục để triệu chứng bệnh được cải thiện tốt nhất

Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng lá mơ lông

Theo Đông y, lá mơ lông có vị đắng, tính mát có công dụng sát khuẩn và giải độc hiệu quả. Y học hiện đại cũng chỉ ra, thành phần của lá mơ lông giúp người bệnh trung hòa axit trong dạ dày, củng cố hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Cách chữa này được thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 200g lá mơ lông
  • Rửa sạch lá mơ lông, sau đó vớt ra rổ để ráo nước
  • Cho vào máy xay nhuyễn
  • Lọc phần nước cốt, bỏ bã lá mơ lông đã xay
  • Bạn có thể uống trực tiếp hoặc mang đi hấp cách thủy
  • Duy trì uống nước ép lá mơ lông 2 lần mỗi ngày để cải thiện triệu chứng

Lá trầu không chữa trào ngược dạ dày

Trong thành phần của lá trầu không có chứa hoạt chất Tanin giúp làm lành tổn thương, điều hòa và cân bằng nồng độ PH, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây ra tình trạng trào ngược. Thực hiện cách chữa này như sau:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 10 lá trầu không, 1 thìa muối hạt
  • Rửa sạch lá trầu, sau đó ngâm tiếp với nước muối pha loãng
  • Cho lá trầu vào ấm cùng 300ml nước, đun sôi trong 15 phút
  • Gạn lấy phần nước trầu không, bỏ bã
  • Để nước bớt nóng người bệnh có thể sử dụng
  • Để đảm bảo hiệu quả điều trị, bạn nên uống trước bữa trưa 1 tiếng
mẹo chữa trào ngược dạ dày

Chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh

Chuối xanh có tính bình, vị chát, có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, thành phần khoáng chất, chất xơ, vitamin có trong chuối xanh giúp làm đầy lớp niêm mạc, giảm tình trạng tổn thương. Thực hiện cách chữa này như sau:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 2 quả chuối xanh, 1 thìa muối hạt
  • Gọt sạch vỏ chuối, sau đó ngâm trong nước muối (bạn cũng có thể sử dụng nước gạo để loại bỏ bớt phần nhựa chuối)
  • Vớt chuối ra rổ và để ráo nước
  • Cắt chuối thành từng lát mỏng, sau đó ngâm lại với nước muối khoảng 15 phút
  • Vớt chuối ra và ăn kèm với cơm
  • Mỗi tuần bạn nên dùng từ 3-4 lần để giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả nhất
  • Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tinh bột nghệ
  • Tinh bột nghệ là một dạng bào chế của nghệ tươi. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến tinh bột nghệ có thể lẫn tạp chất, từ đó dẫn đến kích thích dạ dày. Bệnh không những không thuyên giảm mà có thể nặng thêm.

Để sử dụng tinh bột nghệ hiệu quả hơn, bạn có thể kết hợp với mật ong hoặc pha với nước ấm sử dụng trực tiếp.

Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam

Nha đam có chứa nhiều hoạt chất oxy hóa chống viêm, ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Người bệnh thực hiện cách chữa bằng nha đam theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 5 nhánh cây nha đam (loại thân nhỏ), 5ml mật ong
  • Nha đam gọt sạch phần vỏ xanh, ngâm cùng với nước muối loãng trong 10 phút
  • Cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn cùng mật ong
  • Tiếp tục để thêm 500ml nước ấm, bảo quản trong tủ lạnh
  • Mỗi ngày dùng 2 muỗng
trị gầu hiệu quả bằng nha đam

Chữa trào ngược dạ dày bằng nước dừa

Hàm lượng hoạt chất Axit Lauric và các loại Vitamin có trong nước dừa giúp người bệnh loại bỏ vi rút gây trào ngược, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.

Người bệnh có thể sử dụng trực tiếp nước dừa hoặc đun sôi để các hoạt chất dễ dàng thẩm thấu khi đi vào cơ thể hơn.

Mẹo chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng lá ổi

Một số hoạt chất có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm được tìm thấy trong lá ổi là Flavonoid, Tanin, Saponin… Thực hiện cách chữa bằng lá ổi như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 50g lá ổi non, 200g gạo lứt, 500ml nước sạch
  • Rửa sạch lá ổi non, vớt ra rổ để ráo nước
  • Thái nhỏ lá ổi non, sau đó cho lên chảo sao đều cùng gạo lứt đã chuẩn bị
  • Cho thêm nước vào và đun nhỏ lửa đến khi sôi
  • Lọc phần nước cốt, bỏ bã
  • Sử dụng khi hỗn hợp còn ấm để đảm bảo hiệu quả điều trị

Giảm trào ngược dạ dày với Baking Soda

Baking Soda có đặc tính chống viêm, sát khuẩn, giúp sát trùng làm sạch đường họng, ngăn ngừa vi khuẩn và acid trào ngược dạ dày gây tổn thương niêm mạc thực quản. Ngoài ra, chất này còn có khả năng trung hòa acid, giảm cảm giác nóng rát do trào ngược gây ra.

Cách sử dụng rất đơn giản, bạn pha khoảng 1 thìa baking soda với 200ml, khuấy tan và uống mỗi ngày 2 – 3 ly. Thực hiện tối đa trong 7 ngày. Không nên uống quá nhiều hoặc sử dụng kéo dài bởi có thể gây 1 số tác dụng phụ như buồn nôn, tích nước,…

Giảm trào ngược dạ dày với trà gừng

Gừng là loại gia vị đã rất quen thuộc với người bệnh dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày thực quản nói chung. Chúng có tính ấm, có khả năng xoa dịu khó chịu, đau đớn vùng thượng vị do viêm loét dạ dày và trào ngược acid gây ra. Hơn nữa, gừng giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn, vì thế mà chứng trào ngược và tình trạng buồn nôn, đầy bụng cũng được cải thiện.

trà gừng chống say xe

Bạn có thể sử dụng gừng làm gia vị chế biến món ăn hoặc pha thành trà uống rất tiện lợi. Cách pha trà như sau:

  • Dùng 1 nhánh gừng nhỏ, rửa sạch và băm nhỏ.
  • Đun trong nồi nước nhỏ cùng 300ml nước trong khoảng 10 phút.
  • Lấy nước uống, chia ra uống trước mỗi bữa ăn.
  • Uống nước gừng khi ấm là tốt nhất, vì thế không nên trữ lạnh hoặc nấu quá nhiều một lần.

Mẹo trị trào ngược dạ dày bằng cách thay đổi lối sống

Với người bệnh trào ngược dạ dày, có những mẹo trị trào ngược dạ dày tại nhà cần duy trì thành thói quen như sau:

Không hút thuốc lá

Ai cũng biết, thuốc lá rất có hại cho sức khỏe. Không chỉ hại phổi, nó còn ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến tình trạng tăng trào ngược axit. Chỉ cách bỏ thuốc lá mới có thể giảm áp lực lên cơ thực quản, hạn chế tình trạng trào ngược axit, giúp dạ dày hoạt động bình thường.

Hạn chế nạp các chất kích thích

Nghiên cứu cho thấy, một số loại thực phẩm và đồ uống xuất hiện hàng ngày trong bữa ăn có thể gây ra trào ngược axit. Nó làm tăng sản xuất axit trong dạ dày hoặc giảm khả năng ngăn axit chảy vào cơ thực quản. Vì vậy, khi giảm tiếp nạp các chất kích thích này khỏi chế độ ăn uống sẽ giúp giảm tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của trào ngược dạ dày. Đó chính là rượu, cà phê, đồ ăn cay, thực phẩm nhiều chất béo như mỡ, da, sữa nguyên kem, bơ,…

Mẹo hay chữa cay miệng khi ăn ớt

Duy trì cân nặng hợp lý

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa béo phì và nguy cơ trào ngược axit. Điều này là do mỡ thừa xung quanh bụng có thể gây áp lực lên dạ dày, khiến cơ thực quản khó hoạt động để đẩy axit xuống. Chế độ ăn uống cân bằng đóng một vai trò quan trọng trong điều trị trào ngược axit. Nó thậm chí còn giúp những mọi người có thể quản lý cân nặng của.

Nằm gối cao

Tình trạng trào ngược dạ dày còn xảy ra ngay trong khi ngủ. Khi cơ thể bạn nằm thư giãn sẽ tạo một đường thẳng giữa dạ dày và thực quản. Bạn có thể giảm trào ngược axit bằng cách kê cao đầu bằng một chiếc gối mềm trong khi ngủ. Các triệu chứng như ợ chua, khó thở, buồn nôn,… sẽ không còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, bạn nên nằm ngửa hoặc nghiêng về bên trái khi ngủ, tránh nghiêng về bên phải. Đây là tư thế có thể gây co thắt và tổn thương cơ thực quản dưới gây chèn ép, tràn dịch dạ dày.

Tóm lại, các mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả với trường hợp bệnh nhẹ, nếu ở mức độ nặng hơn có thể cần can thiệp y tế. Do đó, nếu áp dụng các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản tại nhà nhưng triệu chứng không cải thiện, người bệnh nên đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám.

Tags : Dạ dàyđau dạ dàytrào ngược dạ dày