close
Sức khỏe

Nghẹt mũi là gì? Cách giảm nghẹt mũi nhanh, ngủ ngon giấc

Ngạt mũi có thể khiến bạn trằn trọc vào ban đêm. Khó ngủ, giấc ngủ không chất lượng khiến cơ thể không thể phục hồi tốt. Bạn có thể làm cho mũi thông thoáng hơn, tạo môi trường thoải mái để chìm vào giấc ngủ dễ dàng.

Dưới đây là những gợi ý của Mẹo Hay bạn có thể làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để làm dịu các triệu chứng.

nghẹt mũi khi ngủ

Nghẹt mũi là gì?

Nghẹt mũi là dấu hiệu thường gặp của bệnh dị ứng, khi hệ hô hấp tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng. Điều này có nghĩa là niêm mạc mũi và xoang bị kích ứng dẫn đến tăng tiết chất nhờn đào thải chất gây dị ứng. Kết quả khi dịch mũi tiết quá nhiều dẫn đến nghẹt mũi, cản trở sự lưu thông khí của đường hô hấp.

Nghẹt mũi có thể tự khỏi hoặc diễn biến nặng, tái phát nhiều lần tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dấu hiệu này tuy thường không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt. Việc áp dụng những cách trị nghẹt mũi khi ngủ dưới đây giúp loại bỏ nhanh chóng chứng nghẹt mũi.

Nguyên nhân bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ

Nhiều người thường nghĩ rằng nguyên nhân gây ra tình trạng bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là do chất nhầy tích tụ trong đường mũi gây tắc nghẽn. Tuy nhiên, thực tế, nguyên nhân chính của tình trạng này là do các mạch máu trong mũi bị ứ tắc và viêm.

Khi chúng ta nằm nghỉ hoặc ngủ thì huyết áp sẽ thay đổi. Đồng thời, lưu lượng máu ở phần thân trên của cơ thể cũng tăng lên, bao gồm ở vị trí đầu và đường mũi. Tình trạng này có thể làm cho tình trạng viêm ở các mạch máu trong mũi diễn biến nghiêm trọng hơn.

Tư thế nằm cũng có thể là nguyên nhân khiến cho việc loại bỏ chất nhầy ra khỏi mũi và các hốc xoang khó khăn hơn. Tình trạng tắc nghẽn sẽ đỡ dần sau 1-2 giờ khi bạn thức dậy. Nguyên nhân là do chất nhầy có thể chảy được ra ngoài hoặc xuống cổ họng.

nghẹt mũi khi ngủ

Mẹo giảm nghẹt mũi nhanh, ngủ ngon giấc

Ăn súp gà

Súp gà có thể có lợi ích về mặt y học, bao gồm cả tác dụng chống viêm nhẹ. Súp gà có chứa các chất dinh dưỡng và cải thiện quá trình hydrat hóa. Bạn có thể ăn một bát súp gà vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Uống trà nóng

Trà đặc tính kháng virus, chống viêm và chống oxy hóa. Mặc dù không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy trà làm giảm nghẹt mũi, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng đồ uống nóng có thể cải thiện cảm giác về các triệu chứng cảm lạnh.

Bạn có thể thêm mật ong hoặc chanh vào trà. Mật ong có thể làm dịu cơn ho, trong khi chanh giúp chống lại nhiễm trùng. Vào buổi tối, bạn nên chọn loại trà không chứa caffeine.

Súc miệng bằng nước muối

Các bác sĩ khuyến khích súc miệng bằng nước muối để giảm đau cổ họng. Mặc dù đây không phải là cách chữa trị nhưng nó có thể giúp loại bỏ virus. Bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các nhà thuốc để tiện sử dụng.

Xông hơi

Hơi nước làm lỏng chất nhầy trong đường mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Cách đơn giản nhất là tự xông hơi trong phòng tắm. Bạn đổ đầy nước ấm vào bồn rửa. Đặt một chiếc khăn lên đầu (để giữ hơi) và nghiêng người trên bồn rửa. Khi hơi nước bốc lên, bạn hít vào thật sâu. Chú ý không để da mặt bị bỏng trên mặt nước hoặc hơi nước.

Tắm nước nóng

Tắm nước nóng cũng có thể giúp giảm tắc nghẽn tạm thời bằng cách làm loãng chất nhầy. Chuyển vòi hoa sen của bạn sang chế độ làm nóng vừa phải. Bạn đóng cửa phòng tắm để hơi nước có thể tụ lại. Khi hơi nước đã bốc lên, hãy hít thở sâu vài lần giúp làm dịu các xoang mũi.

Dùng bình rửa mũi, thuốc xịt mũi

Bình rửa mũi với dung dịch nước muối để rửa sạch chất nhầy từ mũi và xoang. Corticosteroid là một loại thuốc làm giảm viêm. Thuốc xịt mũi corticosteroid được sử dụng để điều trị nghẹt mũi do viêm, chảy nước mũi và hắt hơi.

Uống thuốc kháng histamine

Histamine là một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng. Thuốc kháng histamine giúp ngăn hắt hơi, nghẹt mũi và các triệu chứng dị ứng khác.

Hầu hết các cửa hàng thuốc đều bán thuốc kháng histamine. Buồn ngủ là một tác dụng phụ phổ biến của một số loại thuốc kháng histamine. Vì vậy, tốt nhất bạn nên uống chúng trước thời gian nghỉ ngơi. Nếu bạn lo lắng về các tác dụng phụ thì có thể hỏi ý kiến của dược sĩ.

Dùng tinh dầu trong phòng ngủ

Tinh dầu có thể góp phần cải thiện tình trạng tắc nghẽn xoang. Dầu cây trà có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, giảm nghẹt mũi. Tinh dầu bạc hà có thể khiến bạn cảm thấy dễ thở hơn. Bạn có thể sử dụng máy khuếch tán để phát tán tinh dầu trong phòng ngủ.

nghẹt mũi khi ngủ

Hương thơm được khuếch tán trong phòng ngủ giúp bạn ngon giấc hơn. Ảnh: Freepik

Thoa tinh dầu vào ngực

Tinh dầu cải thiện các triệu chứng cảm lạnh và thúc đẩy giấc ngủ. Mặc dù không có nhiều nghiên cứu về hiệu quả nhưng chúng thường an toàn. Bạn có thể sử dụng tinh dầu như bạch đàn, bạc hà và xoa vào ngực. Tuy nhiên, nếu người có làn da nhạy cảm cũng nên lưu ý.

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ

Không khí khô có thể gây kích ứng cổ họng và đường mũi. Nếu không khí trong phòng ngủ của bạn quá khô, máy tạo độ ẩm có thể hữu ích. Máy tạo độ ẩm bổ sung độ ẩm cho không khí, giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn. Bạn cần phải làm sạch máy thường xuyên để tránh vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Giữ phòng ngủ tối và mát mẻ

Khi bị ốm, những điều nhỏ nhặt có thể khiến bạn không ngon giấc. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy nhạy cảm hơn với sự dao động của ánh sáng hoặc nhiệt độ. Giữ nhiệt độ trong phòng ngủ của mát mẻ. Sử dụng rèm cản sáng để đảm bảo ánh sáng bên ngoài không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Miếng dán giúp thông mũi

Miếng dán mũi giúp thông minh, cải thiện hơi thở khi mũi bị nghẹt do tắc nghẽn. Bạn có thể mua miếng dán mũi ở hầu hết các hiệu thuốc. Làm theo hướng dẫn trên bao bì để dán miếng dán vào mũi trước khi đi ngủ.

Giữ cao đầu khi ngủ

Kê cao đầu khi ngủ có thể giúp thoát chất nhầy và giảm áp lực xoang. Bạn nên nằm ngửa và dùng thêm một chiếc gối để kê đầu. Nghẹt mũi thường không phải vấn đề nghiêm trọng. Nó thường do dị ứng theo mùa hoặc các đợt cảm lạnh thông thường, cúm và viêm xoang.

Hầu hết mọi người có thể điều trị nghẹt mũi tại nhà, nhưng trẻ sơ sinh, người trên 65 tuổi, người có hệ thống miễn dịch suy yếu nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu khó thở, sốt cao, chảy nước mũi vàng hoặc xanh kèm theo đau xoang hoặc sốt, chảy nước mũi có máu hoặc có mủ.

Tags : nghẹt mũi