close
Đời sống

Lưu ý khi cúng Rằm tháng 7 âm lịch đúng quy trình, đón bình an

Chuyên gia phong thủy – Master Phùng Phương có những lưu ý giúp người dân cúng Rằm tháng 7 âm lịch đúng quy trình, đón bình an.

Cùng tìm hiểu với Món Ăn Ngon những lưu ý này nhé.

Chọn ngày, giờ đẹp để cúng Rằm tháng 7

Một số người cho rằng ngày Rằm tháng 7 là thời hạn của thời kỳ “mở cửa” Quỷ Môn Quan. Vì vậy, vào ngày này các cô hồn phải nhanh chóng trở về để kịp thời hạn – nên có những cô hồn không thể nhận được đồ thờ cúng.

Điều này giải thích vì sao nhiều người thường cúng Rằm tháng 7 trước ngày 15 tháng 7 âm lịch – và khá nhiều gia đình vẫn cúng vào ngày 14 âm lịch.

Tuy nhiên, nhịp sống ngày càng bận rộn, việc cúng lễ Rằm tháng 7 cũng dần được linh hoạt hơn về ngày giờ cúng, không chỉ bó buộc riêng ngày 14 tháng 7 âm lịch. Các gia chủ có thể sắp xếp thời gian sao cho thuận lợi nhất để tiến hành nghi thức này, vào ngày 14 hay 15 đều được.

Vậy nên cúng Rằm tháng 7 âm lịch vào thời điểm nào trong ngày cho phù hợp nhất?

  • Với lễ Vu Lan báo hiếu, ta nên thực hiện ban ngày.
  • Riêng lễ cúng thí thực cô hồn cần cúng vào buổi chiều tối, hoặc tối hẳn – bởi theo quan niệm dân gian, thời điểm ban ngày có ánh nắng mặt trời rất mạnh, Dương khí còn thịnh. Trong khi đó, các cô hồn lại thuộc Âm, rất yếu. Vì vậy cần cúng khi thời gian âm vượng thì họ mới có thể thụ hưởng được.
lưu ý cúng Rằm tháng 7 âm lịch

Lễ cúng thí thực cô hồn cần cúng vào buổi chiều tối, hoặc tối hẳn. Ảnh internet.

Trình tự cúng Rằm tháng 7

Trong ngày Rằm tháng 7 âm, nếu có điều kiện, các gia đình có thể lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu tới cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất… Sau đó về nhà làm lễ cúng Phật, lễ cúng Thần linh và lễ cúng Gia tiên. 3 lễ này sẽ được làm lần lượt vào ban ngày.

Như vậy, tùy theo điều kiện, phong tục ta có thể linh hoạt chuẩn bị cho lễ cúng Rằm tháng 7 – gồm có lễ cúng Phật, cúng chư vị Thần linh – Gia tiên và lễ cúng thí thực cô hồn.

Riêng với lễ cúng thí thực cô hồn tôi nên thực hiện vào buổi chiều tối. Trường hợp không muốn cúng cô hồn tại nhà thì có thể nhờ nhà chùa làm giúp lễ này.

Những chú ý cần biết khi cúng Rằm tháng 7

Do dịp Rằm tháng 7 có nhiều nghi lễ được diễn ra đồng thời nên để thuận nhất về tâm linh, ta cần lưu ý vài điểm như sau:

  • Với mâm cúng Phật, Thần linh và Gia tiên phải được cúng trong nhà.
  • Trường hợp gia chủ có thờ Phật tại gia, mâm cúng Phật cần được đặt ở vị trí cao nhất rồi mới đến mâm cúng Thần linh và cuối cùng là Gia tiên.
  • Cúng chúng sinh, cô hồn thì cúng ngoài trời, trước cửa nhà, hoặc có thể thực hiện ở chùa.

Lưu ý:

  • Mâm cúng cô hồn tuyệt đối không cúng đồ mặn, chỉ nên cúng cô hồn với các món chay để tránh khơi dậy tham, sân, si (thuộc “Tam độc” theo quan niệm Phật giáo).
  • Việc cũng chay hay mặn sẽ tùy thuộc vào từng gia đình. Phong tục đốt vàng mã cũng không cố định, gia chủ có thể đốt, hoặc không đốt tùy vào mong muốn (nhưng tránh đốt nhiều vì sẽ lãng phí và ảnh hưởng tới môi trường). Việc thờ cúng cốt nhất vẫn ở lòng thành.
  • Để thể hiện sự hiếu kính, lòng biết ơn thế hệ trước, các gia chủ nên thăm mộ phần người thân trong gia đình hay lên chùa thỉnh lễ người thân (nếu có sự gửi gắm ở đây).

Gợi ý 3 mâm cúng Rằm tháng 7 âm

Gợi ý mâm cúng Phật

Gợi ý mâm cúng Thần linh, Gia tiên

Mâm cúng gia tiên thường có thêm những vật dụng được làm bằng giấy, nhựa, quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, đồ trang sức…

Gợi ý mâm cúng cô hồn

  • Muối, gạo mỗi thứ 1 đĩa.
  • Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ) hoặc cơm vắt: 3 vắt.
  • 12 cục đường thẻ.
  • Giấy áo, giấy tiền vàng bạc (tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ).
  • Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc…
  • Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).
  • Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
  • 3 ly nước nhỏ, 3 cây nhang, 2 cây nến.

Muối và gạo sau khi cúng xong phải rải xuống đường mang ý nghĩa tiễn cô hồn

* Bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Tags : cúng rằm tháng 7